wWw.WebNgayXua.Blogspot.com - Web của những năm 2008
»» Về Trang Chủ««
Phần 1:
Ngày xưa ở Quận Cao Bình có vợ chồng bác tiền phu Thạch Nghĩa tuổi đã cao mà không có con. Vợ chồng ngày đêm lo buồn. Một hôm có ông tiên hiện lên cho biết là trời bắt phạt vì liên tục vi phạm pháp lệnh về bảo vệ rừng.
Bác trai sau đó bỏ nghề tiều phu, hai vợ chồng ra sức tham gia công tác xã hội như khơi cống, đào mương, đắp đường, vét giếng, cùng lo nấu nước giúp cho người qua đường uống, để mong trời trông lại mà cho một mụn con.
Quả nhiên, về sau Thạch Bà thụ thai, nhưng ba năm chưa đẻ, đến trâu còn vái cả nón. Giữa lúc đó, Thạch Ông mất, Thạch Bà sinh hạ một đứa con trai khôi ngô tuấn tú, đặt tên là Thạch Sanh. Sau đó mấy năm, Thạch Bà cũng mất, Thạch Sanh từ đó sống côi cút trong một túp lều dưới gốc đa, chỉ có một cái khố che thân và một cái búa đốn củi (lại đốn củi). Năm Thạch Sanh mười ba tuổi, Ngọc Hoàng cực chẳng đã lại sai tiên xuống dạy chàng đủ các môn võ nghệ, mọi phép thần thông để làm nghề phù thủy, không làm lâm tặc nữa.
Một hôm, có anh hàng rượu tên là Lý Thông đi ngang qua đó ghé lại nghỉ chân. Thấy Thạch Sanh khỏe mạnh, lại mồ côi, có thể lợi dụng được mà không tốn tiền đi thuê mấy thằng chợ người, bèn kết nghĩa làm anh em. Thạch Sanh thấy thằng cha này bán rượu, chắc mẩm mình cũng uống ké được vài chum không mất tiền nên đồng ý kết huynh đệ và theo Lý Thông về nhà.
Bấy giờ có một con trăn tinh thường bắt người ăn thịt, quan quân mấy lần vây đánh nhưng nó nhiều phép thần thông nên không ai làm gì được, nhà vua đành truyền lập miếu thờ, và cứ hàng năm phải nộp cho nó một mạng người. Năm ấy đến lượt Lý Thông phải đi nộp mình. Mẹ con nghe tin, hoảng hốt, bàn định mưu kế đưa Thạch Sanh đi chết thay. Chiều hôm đó, Lý Thông đãi rượu Thạch Sanh, rồi bảo:
"Hôm nay có việc quan trọng, triều đình cắt phiên cho anh đi canh miếu thờ, ngặt vì anh trót cất mẻ rượu, sợ hỏng việc ở nhà, mong em chịu khó đi thay anh một đêm."
Thạch Sanh akay lắm. Chàng biết tỏng âm mưu thâm độc của mẹ con Lý Thông nhưng không dám tỏ ra không nghi ngờ gì cả mà phải thuận đi ngay. Gì thì gì cũng ngày ăn ba bữa nhà nó, áo nó mặc, rượu nó uống, bây giờ không thoái thác được. Trong lòng bực bội, Thạch Sanh vào miếu ngồi chờ.
Nửa đêm, giữa khu rừng, bỗng gió thổi cây rung, không khí lạnh buốt, trăn tinh hiện ra, giơ vuốt nhe nanh, hà hơi tóe lửa, sấn đến định ăn thịt Thạch Sanh. Thạch Sanh bình tĩnh, hóa phép đánh nhau với Trăn tinh, hồi lâu thì yêu quái bị giết chết, hóa ra một con trăn lớn. Thạch Sanh chặt lấy đầu mang về định bụng dọa mẹ con Lý Thông một phen.
Ðến nhà thì hết canh ba. Thạch Sanh gọi cửa, mẹ con Lý Thông ngỡ là hồn Thạch Sanh hiện về báo oán, ở trong nhà mẹ con cứ lạy lục, khấn vái mãi. Thạch Sanh vốn hiền lành và không thù dai, thấy vậy thì sinh lòng thương cảm liền ném cái đầu trăn ra giữa nhà rồi vui vẻ kể chuyện giết trăn cho mẹ con Lý Thông nghe.
Lý Thông nghe xong, nảy ra một mưu thâm độc. Nó dọa Thạch Sanh rằng trăn tinh là của nhà vua nuôi xưa nay, bây giờ giết đi, tất thế nào cũng bị khép vào tội săn bắt động vật quý hiếm, hắn cũng sẽ bị khép vào tội không tố giác tội phạm. Rồi khuyên Thạch Sanh trốn đi, để hắn ở nhà kiếm cách thu xếp trốn sau.
Thạch Sanh đi rồi Lý Thông bèn đêm ngày trẩy kinh, tâu vua đã trừ được trăn tinh và hắn được Vua phong chức Đô đốc.
Phần 2:
Bấy giờ công chúa con vua muốn kén phò mã, cho người phát tờ rơi khắp dân gian, lại gửi chuyển phát nhanh cùng các nước, nhưng không chọn được ai vừa ý.
Từ đó vì lo ế ẩm nên công chúa dính stress, sau mắc bệnh trầm cảm hàng ngày cứ đi dạo khắp vườn hoa. Một ngày không may, công chúa bỗng bị con Ðại bàng tinh sà xuống cắp đi mất. Tình cờ đại bàng bay ngang trên cây đa có Thạch Sanh đang ẩn náu dưới gốc. Tuy nghĩ mình bị truy nã, nhưng Thạch Sanh vẫn không bỏ được bản chất xã hội đen. Chàng giương cung bắn một phát trúng ngay vào cánh con đại bàng tinh. Nhưng đại bàng đã thành tinh nên da cứng tựa thép, tiếp tục lao đi như tên lửa hạt nhân.
Công chúa thấy vậy tức quá liền móc mắt đại bàng làm máu chảy ròng ròng xuống đất rồi làu bàu "Tên khố rách áo ôm, chắc lại bắn bằng súng đồ chơi lậu đây mà". Do được học qua lớp nghiệp vụ cảnh sát hồi mới bỏ nghề lâm tặc mà Thạch Sanh đã lần được theo vết máu đỏ tới hang của đại bàng. Chàng đánh dấu lối vào hang và trở về với tâm tư nặng trĩu, trong lòng bán tín bán nghi lo sợ rằng đó chính là hang ổ của trùm khủng bố Binladen.
Khi nghe tin công chúa bị yêu quái cắp đi mất tích nhà vua đau lòng đứt ruột rồi mắc chứng co thắt dạ dày. Hôm sau vua truyền cho Lý Thông đi tìm, hứa tìm được sẽ gả công chúa và truyền ngôi cho. Lý Thông vừa mừng vừa lo, bèn lập mưu mở hội thi hát Idol trong mười ngày, một mặt ra sức lôi kéo nhân dân đến xem để dò hỏi tin tức, mặt khác hắn lại ngấm ngầm cho đăng tải rộng rãi trên các phương tiện báo chí, truyền thông.
Tám chín ngày đã qua, mà không nghe ai nói một lời gì về chuyện đại bàng bắt người cả. Tin Lý Thông mở hội Idol đồn đến tai Thạch Sanh. Chàng ức lắm vì lại bị Lý Thông lừa nên quyết lần về hỏi thăm, định bụng sẽ kê chân Lý Thông xuống lề đường làm một nhát búa cho bõ đời. Gặp Thạch Sanh, Lý Thông chuốc rượu và cho người mát xoa một hồi thì chàng lại nguôi ngoai.
Cơm no, rượu say rồi Lý Thông tỏ mối lo không tìm được công chúa. Thạch Sanh cũng thật thà mà kể lại về việc bắn chim. Lý Thông mừng lắm, lập tức nhờ Thạch Sanh dẫn đường, mang lính đến nơi sào huyệt của đại bàng tinh. Thạch Sanh cũng hăm hở dẫn đầu đội thanh niên tình nguyện xuống hang tìm công chúa.
Quả nhiên gặp công chúa ở đó. Công chúa thấy Thạch Sanh cao to vạm vỡ, lại ăn mặc nóng bỏng thì ưng lắm, nàng mừng rối rít. Thạch Sanh bèn lấy hai viên thuốc lắc, bảo công chúa đưa cho đại bàng uống. Ðoạn Thạch Sanh buộc công chúa vào dây cứu hộ, ra hiệu cho Lý Thông ở ngoài hang kéo lên. Chàng toan sửa soạn lên theo thì Lý Thông đã ra lệnh cho quân lính dùng mảy ủi công trường san lấp kín hang lại. Để chắc ăn, hắn còn xe lu lu suốt ngày đêm và đổ bê tông cốt thép kiên cố.
Sau khi phê thuốc lắc điên đảo, mệt lử và ngất lịm đi, đại bàng tinh tỉnh dậy. Thấy mất công chúa, nó nổi giận lôi đình gầm lên, vách đá ầm ầm rung chuyển. Nhưng Thạch Sanh hóa phép đánh nhau với nó, cuối cùng đại bàng bị Thạch Sanh chọc nốt mắt còn lại và kết liễu đau đớn.
Thạch Sanh mò tìm lối ra, đi đến một nơi, chàng thấy có một cũi sắt, bên trong giam một người con trai. Soi đèn pin nhìn gần thì thấy toàn thân có một lớp sừng như vảy cá, thì ra đó là thái tử con vua Thủy Tề bị đại bàng giam đã ngót một năm. Thạch Sanh lấy cung bắn tan cũi sắt, cứu thái tử ra. Thái tử dùng tàu ngầm rẽ nước mời Thạch Sanh về thủy cung để vua cha được đền ơn.
Vua Thủy Tề mừng lắm, tặng Thạch Sanh vô số vàng bạc châu báu, ngài còn ngỏ ý tặng chàng cả ngôi biệt thự cao cấp và chiếc xe ô tô đời mới nhưng chàng đều từ chối hết. Chàng chỉ nhận lấy một cây đàn cổ nhập từ Nhật rồi từ giã vua và thái tử trở về gốc đa chốn trần gian.
Bấy giờ hồn trăn tinh và đại bàng, khổ sở đói khát, đi thang lang, thất thểu hết ở chân cầu vượt rồi lại ra chợ zời nhưng bản mặt lưu manh, nay lại khuyết tật nên không ai thuê mướn. Lẽ thường chúng sẽ được đưa vào trại khuyết tật, hội người mù nhưng vì không rõ giống gì nên không trại nào dám nhận.
Ôm nỗi hận trong lòng, một hôm chúng tình cờ gặp nhau trong bộ dạng đứa mất đầu, thằng mù mắt bèn bàn định mưu kế trả thù Thạch Sanh. Vốn sành nghề trộm vặt, chúng lẻn vào kho vua một cách dễ dàng để ăn trộm ngọc ngà châu báu, rồi mang về để ở gốc đa, chỗ của Thạch Sanh. Ngay hôm sau Thạch Sanh bị cảnh sát hình sự dùng còng số còng tay tám bắt bỏ ngục.
Phần 3:
Nói về công chúa, từ khi lên khỏi hang, chờ mãi mà không thấy Thạch Sanh lên. Thấy Lý Thông đã lấp mất cửa hang, nàng uất ức quá mà hóa câm.
Khi trở về cung, ai hỏi gì nàng cũng không nói. Vua buồn rầu, vốn không mê tín dị đoan nhưng vẫn sai Lý Thông lập đàn cầu nguyện. Khổ nỗi đàn lập đã nhiều ngày mà công chúa vẫn câm bặt không nói một lời.
Thạch Sanh bị bắt giao cho Lý Thông xét xử, Lý Thông bèn định tâm giết đi cho khỏi lo ngại về sau. Ngồi trong ngục, Thạch Sanh buồn tình lấy đàn ra gẩy. Không ngờ cây đàn ấy lại là đàn thần. Gẩy đến đâu đàn kể lể đến đó, nó kể rõ đầu đuôi câu chuyện, nó tố cáo tội ác của Lý Thông, nó oán trách sự hờ hững của công chúa. Nó kêu lên, nó rền rĩ, ngân nga trong cung này đến cung nọ.
Vì volum của đàn to quá nên dù công chúa ngồi tít trên lầu vẫn nghe thấy bỗng reo mừng, cười nói, xin vua cha cho gọi người gẩy đàn. Vua đòi Thạch Sanh kể lại sự tình cho nghe, chàng lần lượt tua lại từ khi mồ côi cha mẹ, học phép tiên, kết bạn với Lý Thông, khi chém trăn tinh, khi bắn đại bàng, cứu công chúa và bị lấp cửa hang. Khi cứu con vua Thủy Tề, khi bị hồn yêu tinh vu oan giáo họa.
Vua liền truyền lệnh hạ ngục mẹ con Lý Thông và giao cho Thạch Sanh được toàn quyền xử định. Thạch Sanh nghĩ đến tình nghĩa xưa nên đã không tử hình mà cho họ được trở về làng hưởng án treo. Nhưng dọc đường hai mẹ con gặp trận mưa giông làm đổ cây đứt dây điện cao thế và cả hai đều bị điện giật chết.
Kế đó, vua cho Thạch Sanh kết hôn cùng công chúa, tin ấy truyền đi, thái tử mười tám nước chư hầu trước đã ôm hận vì bị công chúa ruồng rẫy, nay vua gả cho một thằng khố rách áo ôm, liền cho các hạm đội tàu chiến đến hỏi tội. Vua cha đã già liền Thạch Sanh ra dẹp giặc.
Khi giáp trận, Thạch Sanh lại đem cây đàn của mình ra gẩy tưng tưng. Tiếng đàn khi khoan khi nhặt, êm ấm lạ thường, lúc réo rắt như tiếng Violong, khi thăng hoa như Casino hạng xịn khiến cho quân địch đứa thì tự dưng khóc rống lên, kẻ thì ôm mặt cười sằng sặc. Chỗ này có thằng thì cầm giáo chạy vòng quanh liên hồi mà không biết mệt, chỗ kia có đứa ngồi gãi bụng sồn sột như tắm phải nước chưa qua xử lý nên không một ai còn nghĩ tới chiến đấu nữa.
Thái tử mười tám nước chư hầu tuy đều là các tay chơi nổi tiếng khắp các sòng bạc, vũ trưởng nhưng thấy thế đều khiếp sợ vội xin hàng. Thạch Sanh dọn một niêu cơm nhỏ nấu bằng gạo tám Hải Hậu cho chúng ăn nhưng chúng ăn mãi không hết. Chúng càng phục Thạch Sanh rập đầu lậy tạ kéo nhau về nước.
Ngay sau đó, vua liền làm lễ nhường ngôi cho Thạch Sanh. Khi lên ngôi công việc đầu tiên của Thạch Sanh là xóa thuế giá trị gia tăng, phóng thích tù nhân vào ngày Quốc Khánh mùng 2-9, kêu gọi xóa đói giảm nghèo, phòng chống tai tệ nạn xã hội, khuyến khích muôn dân trăm họ làm theo mô hình VAC, phát triển quỹ khuyến học, cho sinh viên vay vốn. Từ đó, nhân dân mới được yên ổn làm ăn nhà nhà được no ấm đông vui, đời sống xã hội phát triển, dân trí được nâng cao.